Bài số 6
Sự Dựng Nên Vũ Trụ |
Kinh
Thánh: Sáng thế ký 1: 1-19.
Câu gốc: "Ban
đầu Ðức Chúa Trời dựng nên trời đất" Sáng thế ký 1: 1.
Mục
đích: Dạy rằng Ðức Chúa Trời dựng nên mọi vật theo chương trình của Ngài và Ngài
có một chương trình cho chúng ta.
Kinh Thánh đọc hằng ngày
Chủ Nhật: |
Ðức Chúa Trời dựng nên
trời đất. |
Sáng thế ký 1: 1-08 |
Thứ Hai: |
Ðất khô và các từng trời. |
Sáng thế ký 1: 9-19 |
Thứ Ba: |
Ðấng Christ dựng nên muôn vật. |
Giăng 1: 1-14 |
Thứ Tư: |
Vũ trụ bày tỏ quyền năng của Ðức Chúa Trời. |
Thi thiên 104: 1-9 |
Thứ Năm: |
Ðức Chúa Trời có một chương trình cho muôn vật. |
Thi 104: 10-18 |
Thứ Sáu: |
Sự khôn ngoan của Ðức Chúa Trời. |
Thi thiên 104: 19-24 |
Thứ Bảy: |
Phải thờ phượng Ðức Chúa Trời. |
Thi thiên 104: 25-35 |
Khi
đứng trước một hòn núi hay bên bờ đại dương, chúng ta thấy mình nhỏ bé quá còn
quả đất to lớn quá, song quả đất chỉ là một hành tinh hết sức nhỏ bé trong vũ
trụ bao la gần như vô tận này. Thử hỏi: Ai đã dựng nên vũ trụ?
Có
người cho rằng vũ trụ tự nhiên mà có, do một sự tình cờ.
Chúng
ta không thể chấp nhận một lý thuyết như vậy. Vì chung quanh chúng ta có muôn
loài vạn vật, song không có loài nào, vật gì tự nhiên mà có được, phải do bàn
tay khéo léo làm ra. Phải có thợ gốm mới có đồ gốm. Không thể có chiếc đồng hồ
mà lại không có ông thợ làm nên, thì cũng không thể có chiếc đồng hồ vĩ đại là
vũ trụ bao la này lại không có Ðấng tạo ra nó.
Có
người cho rằng vũ trụ do sự tiến hóa từ loài này đến loài kia mà có.
Chúng
ta cũng không thể chấp nhận lý thuyết này. Vì từ khi có loài người trên mặt
đất, chúng ta chưa hề nghe thấy loài nào tiến hóa thành loài khác. Loài người
sinh ra loài người, loài vật sinh ra loài vật. Ngay trong loài vật, loài nào
sinh ra loài nấy, chứ không có loài này sinh ra hay tiến hóa đến loài kia. Ðó
là luật bất di bất dịch từ xưa đến nay. Loài vật không hề tiến hóa, chỉ có loài
người tiến hóa, song sự tiến hóa của loài người cũng không làm cho mình trở
thành một loài khác được.
Vậy,
ai đã dựng nên vũ trụ? Câu gốc trong
bài này trả lời:
I. Ban đầu Ðức Chúa Trời dựng nên trời đất.
Khi
nhìn xem vũ trụ, người ta cố gắng dùng sức tưởng tượng để giải thích nguồn gốc
của nó. Những lời giải thích ức đoán đó không đáng tin cậy. Ðức Chúa Trời không
ức đoán, song ký thuật một cách rành mạch cho chúng ta hiểu nguồn gốc của vũ
trụ.
Ông
thợ gốm phải lớn hơn đồ gốm. Ðấng tạo hóa phải lớn hơn loài thọ tạo. Chỉ có Ðức
Chúa Trời toàn tại, toàn năng, chí tôn, chí thánh mới dựng nên vũ trụ vừa bao
la, vừa đẹp đẽ, có trật tự hẳn hòi, có định luật không bao giờ thay đổi.
Người
thợ mộc phải có sẵn gỗ mới đóng được chiếc bàn, ông kỹ sư phải có sẵn nguyên
liệu bằng đủ loại kim khí mới đóng được phi cơ hay vệ tinh không gian. Song chỉ
một mình Ðức Chúa Trời mới từ cõi hư vô đã dựng nên vũ trụ vật chất. "Các
từng trời được làm nên bởi hơi thở của miệng Ngài mà có... Vì Ngài phán thì
việc liền có, Ngài biểu, thì vật bèn đứng vững bền. Bởi đức tin, chúng ta biết
rằng thế gian đã được làm nên bởi lời của Ðức Chúa Trời." Thi thiên 33: 6,
9; Hê-bơ-rơ 11: 3.
Từ
ban đầu Ðức Chúa Trời đã dựng nên muôn loài, vạn vật, và truyền lịnh chúng phải
sanh sản tùy theo loại. Trong Sáng thế ký 1: 11-25 có đến 10 lần lập lại những
chữ "tùy theo loại". Cây cỏ sinh ra tùy theo loại (câu 11, 12), súc
vật dưới nước, chim bay trên trời sinh ra tùy theo loại (câu 21), súc vật, côn
trùng, thú rừng trên đất sinh ra tùy theo loại (câu 24, 25). Sau đó Ngài cũng
dựng nên loài người và bảo rằng "Hãy sinh sản ra nhiều và làm cho đầy dẫy
đất".
Vậy
Ðức Chúa Trời dựng nên vũ trụ từ ban đầu. Chúng ta không có biết từ ban đầu là
lúc nào. Các khoa học gia ức đoán là hằng mấy tỷ năm rồi, nghĩa là từ lâu lắm.
"Các từng trời thuộc về Chúa, đất cũng thuộc về Chúa; Chúa sáng lập thế
gian và mọi vật nó chứa." Thi thiên 89: 11.
II.
Ðức Chúa Trời dựng nên vũ trụ trong 6 ngày (Sáng thế ký 1: 2-19):
Chúa đã dựng nên vũ trụ theo thứ tự sau đây:
1. Ngày thứ nhất (Sáng thế ký 1: 3-5):
Ðức
Chúa Trời đã dùng lời của Ngài và dựng nên sự sáng và Ngài thấy nó là tốt đẹp.
Ngài liền chia sáng và tối , ngày và đêm. Ánh sáng là nhu cầu thiết yếu nhất
cho sự sống của muôn loài, phải được dựng nên trước hết. Nó cũng là vẻ đẹp của
vũ trụ.
Khi
Chúa cứu chúng ta, cũng có nghĩa là tái tạo chúng ta, thì Ngài đem chúng ta từ
tối tăm qua sáng láng, khiến chúng ta có thể dự phần cơ nghiệp của các thánh
trong sự sáng láng (Công vụ các sứ đồ 26: 18; Cô-lô-se 1: 12-13). Không có gì vui
sướng bằng sống trong sự sáng láng cũng như không có gì buồn khổ bằng sống
trong sự tối tăm. Chúng ta phải cảm tạ Chúa về ơn tạo hóa và nhất là ơn cứu
rỗi.
2. Ngày thứ hai (Sáng thế ký 1: 6-8):
Ðức
Chúa Trời đã dựng nên khoảng không gọi là trời để phân rẽ nước dưới khoảng
không và nước trên khoảng không. Nước trên khoảng không là mây, trong mây luôn
luôn có hằng tấn nước, nhưng chúng không đổ xuống cho đến chừng nào Chúa cho
phép. Ðó là một việc kỳ diệu mà chỉ một mình Chúa làm được.
Ðây
là một câu hỏi "Ông có biết mây cân bình ra sao chăng? Có hiểu công việc diệu kỳ của Ðấng có trí
tuệ trọn vẹn sao chăng?" (Gióp 37: 16). Trong đời Nô-ê, khi ông và gia
đình cùng mọi loài vật đã được chỉ định đã vào tàu, Chúa liền cất thế quân bình
của mây làm cho các đập trên trời mở xuống, mưa sa trên mặt đất 40 ngày và 40
đêm (Sáng thế ký 7: 11-12). Ðó là trận đại hồng thủy kinh hoàng nhất xưa nay.
Trong
tương lai, cơn giận của Ðức Chúa Trời như "Lửa hừng sẽ đốt cháy kẻ bội
nghịch... Vì Ðức Chúa Trời chúng ta là đám lửa hủy diệt (Hê-bơ-rơ 10: 27;
12-29).
3. Ngày thứ ba (Sáng thế ký 1: 9-13):
Ngày
thứ nhất Chúa làm nên ánh sáng, vì cần cho sự sống của động vật và thực vật.
Ngày thứ hai Chúa làm nên khoảng không để ánh sáng hoạt động, tức là chiếu vào.
Ngày thứ ba Chúa làm nên cây cỏ là đúng với nhu cầu một cách có thứ tự.
Sau
khi phân ra biển và đất, Chúa bảo đất phải sanh cỏ, rau, cây như chúng ta thấy
ngày nay. Trong các loài đó có hột giống trong chúng để sinh sản mỗi ngày một
nhiều, và tùy theo loại. Trong phần này có ba lần "tùy theo loại".
Không có trường hợp cây ổi sanh ra trái xoài hay trồng khoai mà gặt lúa được.
Trên trái đất hiện có khoảng 250.000 loại thảo mộc khác nhau. Có những cây thật
cao lớn, cũng có những cành hoa, ngọn cỏ thật nhỏ nhắn, song hết thảy đều đẹp
đẽ khéo léo lạ lùng và ích lợi vô cùng.
4. Ngày thứ tư (Sáng thế ký 1: 14-19):
Ðức
Chúa Trời dựng nên mặt trời, mặt trăng và ngôi sao để phân định ngày giờ, năm
tháng và thời tiết. Trái đất đã lớn, mặt trời còn lớn hơn 1.300.000 lần, mặt
trời đã lớn, có ngôi sao còn lớn hơn hằng triệu lần. mặt trời ở xa trái đất 93
triệu dặm, song thổ tinh ở xa trái đất một tỷ bảy trăm triệu dặm. Thế mà còn vô
số ngôi sao ở xa hơn nữa.
Chúa
đặt mọi vật đó vào một vị trí xứng hiệp để làm ích lợi cho mọi sinh vật. Nếu
mặt trời ở gần trái đất hơn thì nóng quá không sinh vật nào sống được. Nếu mặt
trời ở xa trái đất hơn thì lạnh quá cũng không sinh vật nào sống được.
Vậy,
nếu Ðức Chúa Trời đã từ cõi hư vô mà dựng nên vũ trụ, thì có gì lớn và khó cho
Ngài đâu. Chúa Giê-xu đã thách thức Na-tha-na-ên "Ngươi sẽ thấy việc lớn
hơn việc đó" (Giăng 1: 50).
Nếu
Ðức Chúa Trời đã điều khiển vũ trụ mà suốt mấy tỷ năm vẫn y nguyên thì Ngài há
không thể điều khiển đời sống chúng ta trong bình an, hạnh phúc giữa mọi hoàn
cảnh hay sao?
Nếu
Ðức Chúa Trời quyền năng và giàu có dường ấy thì nỗi nguy nan hơn hết của chúng
ta là nhỏ mọn quá cho Ngài, nhu cầu lớn nhất của chúng ta không có nghĩa gì đối
với Ngài. Một lời phán của Chúa là đủ quá cho chúng ta rồi (Ma-thi-ơ 8: 8).
Nếu
Ðức Chúa Trời đã bảo tồn vũ trụ và chăm sóc mọi loài thì chúng ta là linh quí
hơn hết, chắc chắn sẽ được Ngài bảo tồn và chăm sóc luôn (Thi thiên 145: 15,
16).
Nếu
Ðức Chúa Trời toàn năng, toàn ái, toàn trí, là Cha của chúng ta như chúng ta
thường cầu nguyện "Lạy Cha chúng tôi ở trên trời", thì chúng ta còn
gì phải sợ?
Câu hỏi
1. Tại sao
chúng ta biết rằng vũ trụ không phải tự nhiên mà có?
2. Tại sao
chúng ta biết rằng vũ trụ không do tiến hóa mà nên?
3. Ai đã làm
nên vũ trụ? Ngài đã lấy gì làm nên vũ
trụ?
4. Ðức Chúa
Trời đã dựng nên vũ trụ trong mấy ngày?
5. Ngày thứ
nhất, Chúa dựng nên gì?
6. Ngày thứ
hai, Chúa dựng nên gì?
7. Ngày thứ
ba, Chúa dựng nên gì?
8. Ngày thứ
tư, Chúa dựng nên gì?
9. Bạn nghĩ
thế nào khi biết Ðức Chúa Trời là Cha chúng ta?