Bài số 1
Ðức Chúa Trời Có Một Chương Trình |
Kinh Thánh: Thi Thiên
136: 1-9
Câu gốc: "Ta là Ðức Chúa
Trời và chẳng có Chúa nào khác, Ta là Ðức Chúa Trời, chẳng có ai giống như Ta.
Ta đã rao ra sự cuối cùng của buổi đầu tiên và đã nói từ thuở xưa những sự chưa
làm nên". Ê-sai 46: 9-10
Mục đích: Giúp tín hữu nhận thức
rằng Ðức Chúa Trời cao cả có một chương trình và họ cũng nằm trong chương trình của Ngài.
Kinh Thánh đọc
hằng ngày
Chúa Nhật: |
Ðức Chúa Trời có từ ban đầu |
Thi Thiên 90: 1-12 |
Thứ Hai: |
Sự dựng nên vũ trụ |
Thi Thiên 19: 1-14 |
Thứ Ba: |
Trời và Ðất được dựng nên |
Ê-sai 40: 12-22 |
Thứ Tư: |
Nền của trái đất |
Giê-rê-mi 31: 37; Hê-bơ-rơ 1: 10-11 |
Thứ Năm: |
Kích thước trái đất |
Gióp 38: 4-6; Ê-sai
40: 12-22 |
Thứ Sáu: |
Ðức Chúa Trời biết tôi |
Thi Thiên 139: 1-18 |
Thứ Bảy: |
Ðức Chúa Trời cao cả |
Thi Thiên 136: 1-9 |
Ðức
Chúa Trời là Ðấng Tự hữu và Hằng hữu. Ngài vốn có từ trước vô cùng và còn cho
đến sau vô tận. Ngài là Ðấng đời đời. Ðời đời là không có lúc bắt đầu cũng
không có khi chấm dứt.
Chương trình của Ðức Chúa Trời là để cho
loài người được biết Ngài qua ba nguồn tài liệu chính xác như :
1.
Sự Khải thị của Ngài trong Kinh-thánh.
2. Sự Khải thị của Ngài trong vũ-trụ.
3. Sự Khải thị của Ngài qua Chúa Giê-xu.
Ba
nguồn tài liệu trên đây như ba pho sách của một tác giả, nên lời lẽ và tư tưởng
trong ba pho sách nầy không hề mâu thuẫn nhau mà bổ túc cho nhau. Chúng ta có
thể hiểu biết Ðức Chúa Trời và không sợ sai lầm bằng cách dựa vào 3 nguồn tài
liệu đó.
Hôm
nay chúng ta học về chương trình của Ðức Chúa Trời được bày tỏ trong vũ trụ và
trong Kinh thánh.
I. Vũ Trụ bao la.
Kinh
thánh chép " Ban đầu Ðức Chúa Trời dựng nên trời đất " (Sáng thế ký
1: 1). Kinh thánh quả quyết Ðức Chúa Trời thực hữu và thực hữu từ ban đầu.
Ngài
là Số một (1), trước Ngài chỉ có một số không (0). Ngài đã dựng nên vũ trụ. Trong
Thi thiên 136 : 1-3, tác giả tôn xưng Chúa bằng 3 Danh Hiệu " Ðức
Giê-hô-va, Ðức Chúa Trời của các thần, Chúa của muôn chúa "
1. Ðức Giê-hô-va
:
Ðức Giê-hô-va là Ðấng tự hữu, hằng hữu (Xuất Ê-díp-tô ký
3: 15) Ðức Giê-hô-va là Ðấng dựng nên trời đất (Nê-hê-mi 9: 6 ; Ê-sai 42: 5 )
2. Ðức Chúa Trời
của các Thần :
Ðây là nói theo cách của loài người thường nói, kỳ thật
chỉ có một Thần là Ðức Chúa Trời (I Cô-rinh-tô 8: 4-16). Tất cả đều là loài thọ
tạo, còn Chúa là đấng tạo hóa.
3. Chúa của muôn
Chúa :
Ðây chỉ về quyền cai trị của Ba Ngôi Ðức Chúa Trời trên
muôn loài, muôn nước, muôn dân (Dân-số-ký 6: 24-26, Khải-huyền 19: 26).
Tiếp
theo, tác giả cảm tạ Chúa, ca ngợi Chúa, vì chỉ một mình Ngài làm nên các phép
lạ lớn lao (Câu 4). Công việc của Chúa thật kỳ diệu, lớn lao quá đến nỗi viễn
vọng kính cũng không khám phá ra hết được, và nhỏ li ti đến nỗi kính hiển vi
cũng không thấy rõ được.
Khi đứng trên núi hay bên bờ đại dương, chúng ta cảm thấy
mình chỉ là một sinh vật vô cùng bé nhỏ trong quả đất nhỏ này của vũ trụ. Kể ra
quả đất của chúng ta cũng khá lớn, bằng cớ là chẳng mấy ai trong chúng ta đủ
tiền đi vòng quanh nó. Song mặt trời lớn hơn quả đất môt triệu ba trăm ngàn
lần. Dầu vậy, mặt trời so với các thiên thể khác chỉ là một hạt cát trong sa
mạc. Trong dãy ngân hà của chúng ta có 25 triệu mặt trời. Ngoài ra còn có các
ngôi sao bề trục kính 240 triệu dặm và có đến hàng tỉ tỉ ngôi sao, không thể
nào đếm được. Lại từ ngôi sao này đến ngôi sao kia xa quá, nên người ta phải đo
bằng tốc độ ánh sáng. Mỗi giây đồng hồ ánh sáng đi 186 ngàn dặm. Với tốc độ đó,
ánh sáng đi từ quả đất đến mặt trăng chỉ hơn 11 giây. Song ánh sáng phải đi mất
hai triệu năm mới từ quả đất đến dãy ngân hà gần nhất, và có mấy triệu ngân hà
như vậy. Ánh sáng phải đi hơn một tỉ năm mới từ quả đất đến ngân hà xa nhất mà
con người có thể thấy được. Thế thì vũ trụ thật là bao la vô cùng!
Bây giờ chúng ta hãy nghe khoa học kể những sinh vật li
ti của vũ trụ. Khi nói một vật nhỏ, chúng ta thường nói nhỏ như con kiến. Song
vi trùng còn nhỏ hơn mà mắt trần không thấy được, lại trong vi trùng còn có các
bộ phận tiêu hóa, sinh sản, thì nhỏ biết bao! Thế mà nguyên tử còn nhỏ hơn nữa.
Trong một giọt nước mà chúng ta uống có chừng một trăm triệu nguyên tử. Vậy
nguyên tử nhỏ là dường nào.
Tóm lại, một giáo sư đại học đã viết "Ðối với một
nhà thiên văn điều đáng chú ý hơn hết về vũ trụ không phải sự bao la của nó,
không phải là thời đại lâu dài của nó, cũng không phải là sức mãnh liệt đang
hành động trong nó. Ðiều làm cho nhà thiên văn cãm động và sợ hãi là cái yếu tố
trật tự của nó. Từ một vệ tinh nhỏ xíu của thái dương hệ đến những ngân hà mênh
mông vượt quá sự hiểu biết của chúng ta thì không có một dấu vết nào của sự hỗn
độn, chẳng hề có sự ngẫu nhiên hoặc bất thường. Trật tự của vũ trụ là sự khám
phá tuyệt đỉnh của khoa học".
Một giáo sư khác viết
"Vũ trụ không phải do kết quả của một định luật đui mù, nhưng là sự
sắp đặt bởi một Trí Thông Minh vĩ đại, chậm chạp song chắc chắn. Trí Thông Minh
vĩ đại đó là Ðấng Tạo Hóa, là Ðức Chúa Trời".
Chúa dựng nên vũ trụ là công việc kỳ diệu, Chúa cứu chuộc
loài người còn kỳ diệu hơn biết bao! Từ chỗ hư vô, Chúa đã dùng lời phán của
Ngài mà dựng nên vũ trụ bao la. Song để cứu chuộc loài người Chúa phải giáng hạ
trần gian, nếm trải trăm ngàn cay đắng, thậm chí phải chết trên thập tự giá và
sống lại. Vậy nếu chúng ta cảm tạ và ca ngợi Chúa về công việc của Ngài đã dựng
nên vũ trụ thì chúng ta càng phải cảm tạ và ca ngợi Ngài muôn lần hơn về công
việc của Ngài đã cứu chuộc chúng ta. "Vì sự nhân từ Ngài, còn đến đời
đời".
II. Kinh Thánh chính xác.
Mục đích của Kinh thánh không phải để dạy khoa học, song
khi đề cập đến lỉnh vực khoa học, Kinh thánh nói chính xác. Vì như trên đã tỏ:
Vũ trụ và Kinh thánh là 2 pho sách của cùng một tác giả, 2 nguồn khải thị của
Ðức Chúa Trời. Vũ trụ và Kinh thánh không hề có sự mâu thuẫn. "Bị thử
nghiệm bởi vũ trụ học, thiên văn học, địa chất học, động vật học, sinh lý học,
cơ thể học, vật lý học. . . Kinh thánh chứng minh sự trí thức khôn ngoan siêu
phàm của nó".
Vào thế kỷ thứ 11, có 2 nhà thiên văn tưởng có thể đếm
hết các ngôi sao trên trời nên đã cho Kinh thánh nói sai, vì Chúa phán với
Áp-ra-ham "Ngươi hãy ngó lên trời và ngươi đếm được các ngôi sao thì cứ
đếm đi!.. Dòng dõi ngươi cũng sẽ như vậy" (Sáng-thế-ký 15: 5). Ngày nay
nhờ chế tạo được viễn vọng kính cực mạnh có đường kính 5 mét thấy thật xa, các
nhà thiên văn phải thú nhận không thể nào đếm hết các ngôi sao. Thế thì, tại
khoa học khám phá chưa tới, chứ không phải Kinh thánh nói sai.
Trong khi các khoa học gia thuở xưa nghỉ rằng quả đất là
một mặt phẵng thì Kinh thánh đã chép "Chúa trải bắc cực ra trên vùng
trống, treo trái đất trong khoảng không không" (Gióp 26: 7), và Ðức Chúa
Trời là "Ðấng ngự trên vòng trái đất này" (Ê-sai 40: 22). Vậy, khoa
học ngày càng tiến bộ càng chứng minh Kinh thánh nói đúng.
Sự khải thị của Ðức Chúa Trời trong vũ trụ vật chất và sự
khải thị của Ðức Chúa Trời trong Kinh thánh là 2 phương diện của một sự khải
thị. Sự khải thị của Ðức Chúa Trời trong thiên nhiên không hề mâu thuẫn với sự
khải thị của Ðức Chúa Trời trong Kinh thánh. Mỗi khi có một điều dường như mâu
thuẫn giữa khoa học (là phương pháp giải thích thiên nhiên), với thần học (là
phương pháp giải thích Kinh thánh), là vì một trong 2 phương pháp giải thích đó
sai lầm. Và vấn đề căn bản của sự xung đột giữa Cơ-đốc-giáo và khoa học nằm
trong địa hạt giải thích. Một nhà khoa học về không gian đã nói "Càng đi
xa hơn trong việc thăm dò không gian, đức tin của tôi càng sâu nhiệm".
Ðức Chúa Trời có một chương trình là bày tỏ chính mình
Ngài cho chúng ta biết. Qua vũ trụ và Kinh thánh, không những chúng ta biết
Chúa là Ðấng Hằng Hữu, quyền năng, vinh hiển, thánh khiết, hơn nữa chúng ta còn
biết Ngài rất mực yêu thương chúng ta. Vậy, chúng ta hãy dâng mình cho Ngài, để
dự vào chương trình của Ngài là đem tình thương cho kẻ khác. (Hãy kêu gọi mọi
học viên cầu nguyện dâng mình cho chúa ngay bây giờ).
Câu hỏi
1. Ðức Chúa Trời Hằng hữu, đời đời là có nghĩa
gì ?
2. Ðức Chúa Trời tự bày tỏ cho chúng ta qua 3
nguồn nào?
3. Tại sao chúng ta dám
quả quyết rằng vũ trụ và Kinh thánh không hề mâu thuẫn nhau?
4. Hãy nhắc lại một điều gì chứng minh vũ trụ
thật bao la?
5. Ðiều gì trong vũ trụ làm cho các nhà thiên
văn phải cảm động và sợ hãi?
6. Tại sao chúng ta biết Kinh thánh nói không ai có thể
đếm được hết các ngôi sao là đúng?
7. Tại sao chúng ta biết Kinh thánh nói quả đất
tròn là đúng?
8. Hãy nhắc lại một điều gì chứng minh có những
sinh vật li ti trong vũ trụ?
9. Tại sao đôi khi dường như có sự mâu thuẫn
giữa khoa học và Kinh thánh?
10. Chúng ta phải làm gì để dự phần vào chương
trình của Chúa?