Cách Sử Dụng |
I.
Cách sử dụng bài học (Phần dành cho giáo viên)
1. Xin giáo viên đừng cầm bài học mà đọc từng
chữ cho học viên nghe. Vì làm vậy họ sẽ chán. Giáo viên nên đọc bài học nhiều
lần ở nhà riêng, làm dấu bằng viết mực hay viết chì màu những chổ quan trọng,
những câu kinh thánh phải trưng dẫn để khi nhìn vào là biết ngay mình phải nói
gì. Giáo viên có thể dùng lời riêng của mình mà diễn tả ý nghĩa của bài học,
không cần phải dùng đúng mỗi lời trong đó. Cách này khiến cho các giáo viên tự
do nhìn thẳng vào học viên nói chuyện cùng họ, khiến họ chú ý, nhất là giữa
giáo viên và học viên có sự cảm thông với nhau.
2. Sau mỗi bài học có một số câu hỏi. Ðành rằng
sau khi dạy xong, giáo viên cần ôn lại bằng những câu hỏi đó để xem học viên có
lãnh hội được sự dạy dỗ hay không. Tuy nhiên nếu giáo viên vừa dạy vừa hỏi để
học viên trả lời ngay không cần ôn lại cũng được, vì học viên đã trả lời hết
rồi. Ngoài ra, cách này còn làm cho lớp học hào hứng, hấp dẫn thêm.
3. Sau khi dạy xong bài học, giáo viên xin mỗi
học viên viết đại ý, sự dạy dỗ, sự cảm động của bài học đó rồi nộp cho giáo
viên vào tuần tới. Cách này sẽ giúp học viên tiến bộ nhanh chóng đồng thời làm
nền tảng cho sự khen thưởng của giáo viên mỗi tháng hay mỗi ba tháng.
4. Nếu học viên vô tình ngồi rải rác, giáo viên
nên mời họ ngồi lại gần nhau thành một nhóm nhỏ. Như vậy sẽ khiến mỗi học viên
chú ý nghe, giáo viên không cần phải nói lớn, khỏi làm ồn cho lớp học bên cạnh.
5. Nếu có một buổi học vì thời tiết, hoặc vì
một một việc bất thường nào mà chỉ có rất ít học viên, xin giáo viên cũng cứ
giữ lớp mình, đừng bao giờ sáp nhập với một lớp khác. Dầu chỉ có một người,
giáo viên vẫn có thể dạy một bài học rất hay như Chúa Giê-xu đã dạy cho
Ni-cô-đem, cho người đàn bà Sa-ma-ri.
II.
Cách soạn bài dạy
Trước
hết, giáo viên phải dọn lòng mình. Hãy xin Chúa ba điều:
1. Xin Chúa dạy bạn bài học này để bạn có thể
dạy lại cho học viên.
2.
Xin
Chúa cảm động bạn qua lời của Ngài để khi bạn dạy, học viên cũng chịu sự cảm
động.
3. Xin Chúa cho bạn thấy đúng nhu cầu của học
viên trong lớp bạn và bạn có sự khôn ngoan để biết đúng lời Ngài mà đáp ứng các
nhu cầu ấy.
Kế
đó, bạn soạn bài dạy. Hãy nhớ lại bài học tuần qua và xem đại ý bài học tuần tới, để biết bạn đang ở đâu,
trong khung cảnh nào. Vì luôn luôn có một cái móc giữa bài học này với bài học
kia mà bạn cần phải nối lại. Trong mỗi bài học có một vài điểm thích ứng với
nhu cầu lớp bạn, phải nhấn mạnh các điểm ấy. Có điểm nào không rõ ràng , học
viên khó hiểu, bạn nên dùng một thí dụ, một hình ảnh để soi sáng. Mỗi bài học
đều có một mục đích ghi sẵn ở phần đầu, bạn dạy thế nào để đạt mục đích đó.
Một
bữa cơm ngon phải do một đầu bếp khéo. Dầu đầu bếp khéo cũng cần phải chuẩn bị
sẵn sàng. Khi bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cậy ân điển và quyền năng của Chúa mà
thi hành trách nhiệm. Ðược vậy chắc chắn bạn sẽ luôn luôn thành công.
Cách hướng dẫn chương trình và chủ tọa các lớp học kinh thánh |
Dạy kinh thánh là một đặc ân
Chúa dành cho bạn. Trong cõi đời đời bạn mới lường hết giá trị của nó. Vậy xin
bạn hãy tận dụng khả năng, thì giờ vào việc này. Bạn sẽ không bao giờ hối
tiếc.
Vì
thì giờ có hạn, xin Chủ tọa các lớp học Kinh thánh vui lòng hướng dẫn phần đầu
của chương trình như sau:
-
Hát thánh ca.
-
Cầu nguyện.
-
Ðọc Kinh thánh có ghi trong bài học.
Về
phần kết luận, xin dành cho giáo viên của mỗi lớp.
Trước
khi chấm dứt giờ học Kinh thánh, xin Chủ tọa mời thơ ký đọc số tổng kết các lớp
học hôm đó. Chủ tọa có vài lời khuyến kích và thông báo bài học tuần tới.